Hậu quả Sự_kiện_trục_xuất_người_Tatar_Krym

Lễ cầu siêu cho những nạn nhân bị trục xuất khỏi Krym ở Kiev, 2016

Đây được coi như là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại và với cộng đồng thiểu số người Tatar Krym. Tính chất tàn bạo, phi nghĩa và đầy tính hận thù dân tộc, dấy lên từ hàng thế kỷ trước bởi tư tưởng xét lại của những người theo chủ nghĩa Đại Nga khiến cho nhiều người coi hành động này của Liên Xô chính là biểu tượng tội ác mà các nhà nước Nga trong lịch sử đã tìm cách để tận diệt triệt để. Quan điểm này được sử gia Walter Kolarz khẳng định là bằng chứng điển hình của chủ nghĩa bành trướng Nga từ năm 1783[7]. Gregory Dufaud coi các lời cáo buộc của Liên Xô chỉ là sự ngụy biện cho tham vọng đánh chiếm Biển Đen và loại bỏ nguy cơ nổi dậy ở Krym về sau[42]. Giáo sư Brian Glyn Williams coi việc trục xuất người Meskheti gốc Thổ còn chưa tới mức này mà có lẽ do chính sách của Liên Xô nhiều hơn là vấn đề chủng tộc[43].

Một số người cho rằng hành động trục xuất này dù tàn bạo, song Liên Xô lại không đi theo chính sách bài xích chủng tộc mà có lẽ theo ý đồ chính trị riêng, và được Giáo sư Francine Hirsch chia sẻ[44], trong khi Alexander Statiev coi đó là do sự tổ chức và kế hoạch yếu kém của Liên Xô nhiều hơn là sắc tộc[45].

Trong khi đó, các nhóm khác thì coi đó là diệt chủng thực tế và yêu cầu Nga, nước kế thừa Liên Xô, phải bồi thường cho những bị hại. Từ ngày 12 tháng 12 năm 2015, ngày tưởng niệm diệt chủng Krym được tổ chức ở Ukraina[46]. Nó được chia sẻ bởi những người bất đồng chính kiến Liên Xô cũ cũng như đối lập với Putin ngày nay.

Trong văn hóa

Jamala dành tặng bài hát 1944 cho những người Tatar Krym bị trục xuất

Năm 2013, Ukraina cho ra mắt phim song ngữ tiếng Nga-Tatar Krym Haytarma, kể về những người lính Tatar Krym trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cộng đồng người Tatar ở đây đi kèm với số phận bị trục xuất về sau bởi Liên Xô[47]. Câu chuyện kể qua cái nhìn của Amet-khan Sultan, một người hùng Liên Xô gốc Tatar Krym.

Năm 2016, trong cuộc thi Eurovision Song Contest, nữ ca sĩ Jamala đã xuất sắc về nhất khi hát bài hát 1944 trước mặt giám khảo. Là người gốc Tatar Krym, cô đã dành tặng bài hát này cho người cụ quá cố Nazylkhan cùng với những người Tatar khác vốn cũng là nạn nhân bị trục xuất tàn nhẫn bởi người Nga[48].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_trục_xuất_người_Tatar_Krym http://www.aljazeera.com/indepth/features/2016/05/... http://www.kyivpost.com/guide/movies/haytarma-the-... http://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/002200... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1462352... http://time.com/4329061/eurovision-jamala-russian-... http://lccn.loc.gov/2001035369 http://lccn.loc.gov/2002010784 http://lccn.loc.gov/2003019544 http://lccn.loc.gov/2005050457